0903.411.195
024.6262.7710

Nguyên tắc làm sạch khử khuẩn và tiệt trùng

Việc làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng cách các dụng cụ/ thiết bị rất quan trọng trong việc hạn chế lây truyền vi sinh vật từ các dụng cụ dùng lại. Mức độ khử khuẩn tuỳ thuộc vào nguy cơ gây ra nhiễm trùng khi dụng cụ được dùng lại. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu rõ về nguyên tắc làm sạch khử khuẩn và tiệt trùng.

Nguyên tắc làm sạch khử khuẩn và tiệt trùng
Nguyên tắc làm sạch khử khuẩn và tiệt trùng

Phân loại Spaulding

Bảng phân loại Spaulding thường được sử dụng để phân loại mức độ cần làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn cho dụng cụ đã sử dụng cho bệnh nhân. Theo Spaulding, thiết bị y tế và dụng cụ phẫu thuật được phân loại theo mức độ tiếp xúc với mô cơ thể và nguy cơ gây nhiễm trùng khi sử dụng chúng, bao gồm không thiết yếu, bán thiết yếu và thiết yếu. Mỗi loại vi sinh vật nhạy với các mức độ khử tiệt khuẩn khác nhau. Phân loại nhóm vi sinh vật theo thứ tự từ nhạy cảm thấp đến cao đối với các mức độ khử khuẩn.

Bảng Phân loại Spaulding

Loại dụng cụ Mức độ tiếp xúc Ví dụ Mức độ xử lý
Dụng cụ không thiết yếu Tiếp xúc với da lành Ống nghe, máy đo huyết áp, bề mặt máy móc, băng ca, nạng Làm sạch rồi khử khuẩn mức độ thấp đến trung bình.
Dụng cụ bán thiết yếu Tiếp xúc với niêm mạc hay da không lành lặn Dụng cụ hô hấp, ống nội soi mềm, ống nội khí quản, bộ phận hô hấp trong gây mê, Khử khuẩn mức độ cao
Dụng cụ thiết yếu Tiếp xúc với mô bình thường vô trùng hay hệ thống mạch máu hoặc những cơ quan có dòng máu đi qua. Dụng cụ phẫu thuật, kính nội soi ổ bụng hay khớp, thiết bị chịu nhiệt và đèn nội soi cần tiệt khuẩn Tiệt khuẩn

Nguyên tắc làm sạch khử khuẩn và tiệt trùng

Làm sạch

Làm sạch dụng cụ
Làm sạch dụng cụ

Làm sạch là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong quá trình tái xử lý dụng cụ. Quyết định hiệu quả của việc khử khuẩn và tiệt khuẩn sau đó. Làm sạch là một hình thức khử bẩn nhằm loại bỏ các chất hữu cơ muối và các vết bẩn nhìn thấy được bằng nước, nhiệt, chất kháng khuẩn và bàn chải.  Một số thiết bị (vd, cây treo dịch truyền, xe lăn…) đôi khi không cần khử khuẩn hay tiệt khuẩn thêm sau khi làm sạch.

Nếu dụng cụ không thể làm sạch ngay thì có thể dùng khử nhiễm bước đầu để làm giảm nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh. Nên phân loại dụng cụ và sau đó ngâm vào dung dịch khử khuẩn mức độ thấp đến trung bình

Làm sạch có thể thực hiện bằng thuốc tẩy, chất làm sạch có enzym, hay nhiệt độ cao. Hay sử dụng thiết bị cơ học như máy rửa tiệt khuẩn, máy làm sạch bằng sóng siêu âm, máy rửa khử khuẩn. Dung dịch enzym giúp loại bỏ những vết bẩn bám chặt khi nước hay thuốc tẩy không hiệu quả. Dụng cụ sau khi làm sạch phải được tráng và làm khô đúng cách trước khi khử khuẩn hay tiệt khuẩn. Cần tráng để loại bỏ các chất bẩn và chất làm sạch trên dụng cụ để ngăn chất khử khuẩn không bị trung hoà. Lau khô dụng cụ vì nước có thể làm giảm tác động của hoá chất khử khuẩn.

Nhân viên chịu trách nhiệm làm sạch dụng cụ bị nhiễm phải mang dụng cụ phòng hộ cá nhân thích hợp. Tránh bị phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh tiềm tàng, hoá chất và cũng nên chích ngừa viêm gan B.

Khử khuẩn         

Khử khuẩn dụng cụ
Khử khuẩn dụng cụ

Khử khuẩn là phương pháp dùng những quy trình hoá học để loại bỏ hầu hết các vi sinh vật gây bệnh. Các dạng vi khuẩn trên đồ vật được nhận biết, nhưng không loại bỏ hẳn tất cả (không diệt được nội bào tử vi khuẩn).

Có 3 phương pháp khử khuẩn chính: Hoá chất khử khuẩn, phương pháp Pasteur và tia cực tím. Spaulding đề nghị 3 mức độ khử khuẩn dụng cụ và bề mặt, gồm mức độ cao, trung bình và thấp. Khử khuẩn mức độ cao diệt tất cả vi sinh vật, trừ một số bào tử vi khuẩn. Khử khuẩn mức độ trung bình diệt mycobacteria, hầu hết virus và vi khuẩn. Và khử khuẩn mức độ thấp diệt một số virus và vi khuẩn.

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình khử khuẩn:

  1. Sức đề kháng của vi sinh vật
  2. Nồng độ của vi sinh vật
  3. Loại vật liệu (vô cơ hay hữu cơ)
  4. Cường độ và thời gian xử lý: nồng độ của chất khử khuẩn (sử dụng lần đầu và lần sau), nhiệt độ, thời gian tiếp xúc, pH dung dịch, độ cứng pha loãng và chất cặn lắng còn lại sau làm sạch.

Tiệt trùng

Tiệt trùng dụng cụ y tế
Tiệt trùng dụng cụ y tế

Nguyên tắc tiệt trùng

Tất cả dụng cụ thiết yếu tiếp xúc với mạch máu, niêm mạc không nguyên vẹn hay những nơi vô trùng trên cơ thể, phải được tiệt khuẩn. Tiệt trùng nghĩa là sử dụng một quy trình vật lý hay hóa học để diệt tất cả các dạng vi khuẩn. Bao gồm cả các nội bào tử vi khuẩn đề kháng cao.

Tiệt trùng là một quy trình, và phải tuân theo các quy trình phù hợp để đạt được và duy trì độ tiệt khuẩn. Ngoài ra, có nhiều loại chất khử khuẩn hoá học được dùng. Ví dụ như chất tiệt khuẩn khi ở nồng độ cao hơn và thời gian tiếp xúc dài hơn tuỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Những chất khử khuẩn này được sử dụng để tái xử lý các dụng cụ dùng lại không chịu nhiệt.

Để đảm bảo tiệt trùng đúng cách, nhân viên y tế phải tuân theo các khuyến cáo của nhà sản xuất. Qui trình tiệt khuẩn hàng ngày phải được ghi vào sổ bởi chính nhân viên thực hiện. Sổ này sẽ được xem lại từng qui trình và bất cứ trục trặc nào cũng phải được ghi nhận lại.

Phương pháp tiệt trùng

Những phương pháp tiệt khuẩn bằng máy thường được sử dụng trong bệnh viện:

  1. Hơi nóng ẩm bằng autoclave;
  2. Tiệt khuẩn bằng khí (sử dụng ethylene oxide hay formaldehyde);
  3. Tiệt khuẩn bằng Plasma
  4. Hơi nóng khô
Bảng: Ưu và nhược điểm của các phương pháp tiệt khuẩn
Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
Tiệt khuẩn bằng hơi nước
  1. An toàn cho môi trường và nhân viên y tế
  2. Thời gian tiệt khuẩn ngắn
  3. Không độc, không tốn kém
  4. Không cần thông khí
  1. Hiệu quả tiệt khuẩn bị suy giảm do khí đọng, dụng cụ ướt nhiều và chất lượng thấp của hơi nước.
  2. Làm hư hại các bộ phận nhạy cảm với nóng và ẩm .
Tiệt khuẩn bằng hơi nóng khô
  1. Độ ăn mòn thấp
  2. Xuyên sâu vào chất liệu 
  3. An toàn cho môi trường
  4. Không cần thông khí
  1. Cần thời gian tiệt khuẩn dài
  2. Các bộ phận nhạy cảm với nhiệt có thể bị hư hại
100% ETO
  1. Xuyên qua vật liệu đóng gói và nhiều loại nhựa
  2. Thích hợp với hầu hết vật liệu y tế 
  3. Giám sát và vận hành đơn giản
  1. Cần thời gian thông khí, do đó cần thời gian tiệt khuẩn dài
  2. Phòng tiệt khuẩn nhỏ
  3. ETO là chất độc sinh ung thư và dễ cháy
  4. Bình chứa ETO cần cất giữ trong kho chứ chất lỏng dễ cháy
Tiệt khuẩn bằng Hydrogen peroxide plasma
  1. Nhiệt độ thấp
  2. Thích hợp với dụng cụ nhạy cảm với nhiệt 
  3. Không cần thông khí
  4. An toàn cho môi trường và nhân viên
  5. Không có chất cặn độc hại
  6. Vận hành, lắp đặt và giám sát đơn giản
  1. Không thể tiệt khuẩn Cellulose, đồ vải và chất lỏng.
  2. Không tiệt khuẩn được dụng cụ ống có một đầu bít thì
  3. Phòng tiệt khuẩn nhỏ
Formaldehyde
  1. Formaldehyde không dễ cháy hay dễ nổ
  2. Thích hợp với hầu hết vật liệu y tế 
  1. Khả năng tồn dư formaldehyde trên bề mặt
  2. Formaldehyde độ và gây dị ứng
  3. Cần thời gian tiệt khuẩn dài
  4. Thời gian qui trình dài do phải loại bỏ  formaldehyde sau khi tiệt khuẩn

Để có thông tin chi tiết hơn, vui lòng liên hệ:

SLC Việt Nam – là đại diện phân phối và đại lý được uỷ quyền bán hàng trực tiếp của hơn 10 nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới. Chúng tôi cung cấp nồi hấp tiệt trùng nhiệt độ cao, nồi hấp tiệt trùng nhiệt độ thấpmáy rửa khử khuẩn,…Đảm bảo cung cấp dịch vụ lắp đặt chuyên nghiệp, uy tín. 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ SLC VIỆT NAM (SLC VIỆT NAM CO., LTD)
Địa chỉ: R.1208, Tòa Nhà CT5-ĐN3, Phường Mỹ Đình 2, Quận. Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.

Tel: 024.6262.7710            
Fax: 024.6262.7710         

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0903 411 195 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Translate »